Trang tra cứu Điểm thi và Số báo danh các kỳ thi Olympic quốc tế
Trang chủ » 8 Bí quyết học môn toán hiệu quả để đạt thành tích tốt nhất trong học tập

8 Bí quyết học môn toán hiệu quả để đạt thành tích tốt nhất trong học tập

admin 77302

Những hướng dẫn trong cách học Toán dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện kết quả học tập môn Toán một cách hiệu quả và gia tăng điểm số một cách nhanh chóng.


Bí Quyết Học Giỏi Toán

Toán là môn học giúp kích thức tư duy, vận dụng kiến thức và kỹ năng để giải các vấn đề hóc búa. Song, môn Toán lại là nỗi sợ hãi đối với không ít học sinh. Vậy làm thế nào để việc học toán hiệu quả hơn

1. Lắng nghe và ghi chép những thông tin hữu ích

Một tiết học chỉ kéo dài 45 phút, thường thì các bạn chỉ ghi chép những gì nêu trên bảng và thầy cô gợi ý. Tuy nhiên, có tới 80% những gì thầy cô yêu cầu bạn ghi chép đều có trong sách giáo khoa. Trong khi đó, những thứ thầy cô giảng để giúp các bạn hiểu bài hoặc giải thích quá trình tư duy để tìm ra được cách giải hay nhất thì các bạn lại chỉ ngồi nghe để rồi quên ngay sau đó. Vì vậy, các bạn hãy chú ý những gì thầy cô giảng để rút ra những gì hữu ích nhất cho bài giải của mình.

Trên lớp, bạn hãy chú ý những gì thầy cô giảng để rút ra những gì hữu ích nhất cho bài giải của mình.

2. Đừng bỏ qua phần lý thuyết

Với tâm lý, lý thuyết là những điều không quan trọng, các bạn chỉ tập trung vào giải các bài tập, bỏ qua những điều cơ bản mà lý thuyết cung cấp. Nếu không nắm vững nghĩ định nghĩa, định lý những điều cơ bản thì bạn chỉ có thể giải được những bài toán ở mức độ không quá khó và khi biến tấu đi một chút thì bạn lại gặp khó khăn trong cách giải của mình. Một bài toán khó, toán mẹo là tổng hợp của những bài đơn giản. Nếu bạn không nắm vững điều cơ bản đó để giải toán một cách từ từ thì bạn khó có thể đạt được điểm cao ở môn Toán.

3. Liên tục thực hành

Toán học cần có sự rèn luyện thật nhiều để thực hành trơn chu. Ở mỗi dạng bài tập cụ thể, bạn hãy làm quen với nhiều bài tập để thành thạo các bức và phương pháp giải. Thực hành nhiều lần, bạn sẽ tạo cho mình được một thói quen tốt cũng nhưng kinh nghiệm khi tiếp cận với bất cứ dạng bài nào, ở mức độ nào.

4. Học từ dễ đến khó

Khi làm quen với các dạng bài tập cơ bản sẽ tạo cho bạn động lực để tiếp cận những bài khó hơn và khó hơn nữa. Bạn đã tìm được niềm đam mê khi tiếp cận với các bài toán mà quên đi nỗi sợ hãi với môn học này.

5. Luôn tóm tắt đề bài trước khi giải

Tóm tắt đề bài giúp bạn dễ dàng nhận biết được dữ liệu đề cung cấp, tiết kiệm thời gian và tránh bỏ sót dữ liệu cần thiết cho việc giải bài. Ngoài việc giải bài đúng thì việc trình bày cẩn thận, tỉ mỉ sẽ giúp các em có những điểm số trọn vẹn.

Tóm tắt đề bài giúp bạn dễ dàng nhận biết được dữ liệu đề cung cấp, tiết kiệm thời gian và tránh bỏ sót dữ liệu cần thiết cho việc giải bài.

6. Đừng ngần ngại tìm các hướng đi mới

Nếu khi làm bài mà bạn bế tắc vì không tìm được hướng đi. Hãy thử với nhiều cách và nhiều phương pháp nhé, nó vừa giúp bạn có thêm kỹ năng kinh nghiệm khi làm bài mà còn giúp bạn tìm được hướng giải phù hợp với mỗi dạng bài cụ thể.

7. Tự rút ra bài học của riêng mình

Mỗi khi hoàn thành bài tập, các bạn hãy làm một việc cuối cùng là xem xét các bài tập mình vừa giải xem phương pháp nào thích hợp, dấu hiệu nhận biết từng dạng bài. Hãy ghi chú những điều đó vào bên cạnh hoặc vào bất kỳ chỗ nào mà bạn cảm thấy sẽ giúp bạn nhớ nhất. Sau mỗi chương, mỗi phần hãy ôn tập để không bị dồn bài bạn nhé. Đó là cách làm khoa học và hiệu quả cho những người đam mê với toán

8. Học Toán từ những sai lầm

Không riêng gì với môn Toán, với bất kì môn nào nếu gặp lỗi sai thì bạn nên có những ghi chú riêng để khi có thời gian thì xem lại, lỗi đó là gì, cách khắc phục ra sao… Bạn hãy cố gắng tự trả lời những thắc mắc đó, nếu không trả lời được thì bạn bè, thầy cô chính là những “trợ thủ” đắc lực cho bạn trong những tình huống này.

Trên đây là 8 bí quyết học toán hiệu quả nhất mà bất kỳ ai cũng có thể áp dụng ngay cho mình. Hãy áp dụng ngay những điều này, bạn sẽ có được những tiến bộ bất ngờ trong kết quả học tập ở môn Toán.

Đối với học sinh chúng ta, việc học thật giỏi có lẽ đã trở thành mục tiêu cấp bách cần đạt được. Nhưng phải học thế nào cho giỏi quả là khó khăn, nhất là đối với môn toán. Toán luôn là môn học đòi hỏi tính tư duy cao, có thể nói, toán là một môn học khó “nhằn” nhất đối với các bạn học sinh. Tôi không phải là một học sinh giỏi, cũng chẳng phải là “cây toán” của lớp, chỉ là một học sinh bình thường, học tạm được môn toán và biết một số cách học tốt môn toán muốn chia sẻ cho những ai cùng sở thích với tôi – ham học toán.

Học tại lớp với học tại nhà

1. Học tại lớp

Khi học tại lớp các em nên lưu ý một số nội dung sau:

  • Học thuộc bài cũ như định nghĩa, định lí, hệ quả, công thức, các ví dụ ứng dụng,… và các kiến thức cũ liên quan trước khi vào bài học mới.
  •   Đọc trước SGK bài học mới để biết bài học mới sẽ học gì và cần kiến thức cũ nào liên quan.
  • Tập trung chú ý nghe Thầy, Cô giảng bài, không lơ đảng, nói chuyện hoặc làm việc khác và ghi chép bài đầy đủ. Có thắc mắc điều gì, hay không hiểu điều gì thì mạnh dạn hỏi để Thầy, Cô giảng lại… Không sợ chi hết, không hiểu cứ đứng lên bảo: “Cô/Thầy ơi em chưa hiểu ạ!!”… Ai dám chửi nào!! Trừ khi đã giảng lại 2 -3 lần rồi mà đứng lên hỏi kiểu đó thì.. .(hehehe)
  •  Phải có giấy nháp đầy đủ để giải các ví dụ ứng dụng của bài học và phải có đầy đủ các dụng cụ học tập (kể cả máy tính bỏ tủi).
  •   Cuối mỗi tiết học hãy chú ý lắng nghe Thầy, Cô củng cố bài, tóm tắt bài học, hướng dẫn giải bài tập về nhà, các bước giải toán.
  •   Giờ bài tập:
  •   Chuẩn bị trước BT ở nhà theo hướng dẫn của Thầy, Cô.
  •   Chú ý nghe thầy, cô sửa BT và ghi chép bài sửa đầy đủ để về nhà xem lại.
  • + Chỗ nào chưa rõ hoặc không hiểu thì mạnh dạn hỏi ngay. Nếu không hỏi Thầy, Cô thì hỏi các bạn trong lớp hoặc lớp khác.
  •  Giờ BT phải có đầy đủ dụng cụ học tập và giấy nháp. (để có tinh thần học tốt hơn)
  •  Không nói chuyện, sao lãng hay làm việc khác khi đang chữa bài..

2. Học tại nhà

  • Đối với việc tự học tại nhà thì sao ?
  • Khi tại nhà, các em nên :
  •   Chia thời gian biểu để học môn Toán.
  •  Học thuộc bài và xem lại các ví dụ trước khi làm BT. Xem lại các BT thầy, cô đã chữa trên lớp.
  •  Học các công thức phải viết ra giấy nháp, không nên học vẹt và học tủ.
  •  Đọc trước SGK bài học mới trước khi lên lớp.
  •   Đọc thêm sách tham khảo (có thể THƯ VIỆN TRƯỜNG có rất nhiều sách Toán hay).
  •  Làm và luyện tập BT ở nhà từ dễ đến khó

Một số lưu ý khi học môn Toán ở bậc phổ thông

Học kỹ từng bài: Các em cần bám sát nội dung sách giáo khoa, nghĩa là phải chú trọng các phần lý thuyết cơ bản, đọc kỹ lý thuyết rồi làm bài tập đầy đủ từ dễ đến khó. Cần nắm chắc phần cơ bản, nếu chưa nắm chắc thì không nên dồn thời gian cho phần nâng cao; các bài tập không tự giải được thì sau khi nghe thầy giảng (hoặc tìm đọc tài liệu tham khảo) phải tự mình thực hiện lại lời giải một cách độc lập cho đến khi thành thạo và chủ động.

Ôn bài từng đoạn: Sau khi làm bài tập áp dụng cho từng bài, cuối mỗi chương cần làm bài tập ôn để nhìn lại các bài toán có tính chất tổng hợp và đó cũng là dịp tập huy động kiến thức liên quan để giải một bài toán. Việc làm này rất cần thiết vì các bài toán tổng hợp thường sẽ rất gần giống với đề thi.

Chú ý các kiến thức lớp 10 và 11: Đây là phần kiến thức nền tảng về Hình học không gian, Lượng giác và Đại số (phương trình, bất phương trình và hệ phương trình) thường có trong các đề tuyển sinh ĐH mà lớp 12 thì không dạy trực tiếp. Thực tế cho thấy rất đông thí sinh làm bài kém ở phần các câu hỏi ở nội dung này, nếu không nắm vững chương trình lớp 10 và 11 thì cần phải có kế hoạch tự ôn tập một cách đều đặn, bền bỉ từng tuần, từng tháng;  không thể ôn cấp tập trong một thời gian ngắn.

Lên kế hoạch học tập hợp lý: Để tiết kiệm thời gian và sức lực, đồng thời có kết quả cao nhất thì cần có một kế hoạch học tập hợp lý. Cần thu xếp học bài trong thời gian sớm nhất sau khi nghe giảng. Học ở đây có nghĩa là đọc và tìm hiểu kỹ sách giáo khoa, sau đó làm bài tập áp dụng rồi đến bài tập nâng cao. Càng để cách lâu thì càng tốn nhiều thời gian và sức lực hơn để đạt cùng một kết quả. Khi nghe giảng, có những điều chưa hiểu kỹ, nếu học sớm sẽ được khôi phục rất nhanh; để lâu sẽ mờ dần, phần không hiểu sẽ tốn rất nhiều thời gian mà chưa chắc đã nắm được bài. Điều này rất dễ thấy nhưng học sinh thường hay có thói quen đợi đến khi nào gần thi mới học, thật không hợp lý.

Vì vậy cần học thật sớm, tốt nhất là ngay sau khi nghe giảng xong và học thành nhiều lần. Có thể lần đầu học qua, chỉ làm các bài tập áp dụng, lần 2 mới làm các bài tập nâng cao để soi rọi các kiến thức cơ bản mà mình chưa nắm vững, tích lũy thêm một số xảo thuật. Đối với môn toán thì không nên cố mà nhớ những điều không hiểu, vì như thế chỉ làm tốn công vô ích, mất công sức không đâu mà còn dễ thất bại vì nhớ lan man; chỉ có hiểu thật rõ thì tự động sẽ nhớ dễ dàng.

Không nên học quá khuya: Không nên học khi đã quá mệt vì học lúc mệt sẽ không mang lại kết quả tốt mà còn rất có hại cho sức khỏe. Khi học nên tập trung cao độ để rút ngắn thời gian mà vẫn có kết quả cao, nhờ đó giữ gìn tốt sức khỏe. Cần phân chia thời gian học tập sao cho việc học thật đều đặn, bền bỉ và vừa sức. Gần đến ngày thi, các em nên giảm cường độ, chủ yếu là đọc lại để sắp xếp các kiến thức đã học, chú ý các lỗi thường vấp, xem kỹ các công thức mà mình hay quên. ( học gì thì học sức khỏe cũng phải là quân trọng nhất, phải không nào

Toán học là một môn tưởng không dễ mà lại dễ không tưởng. Điều quan trọng là bạn cần biết cách học giỏi toán, bí quyết học môn Toán bởi Toán học không yêu cầu phải nhớ nhiều như các môn khác, điều quan trọng là phải hiểu được bản chất của vấn đề

Làm thế nào để học giỏi Toán – đây có lẽ là điều mà rất nhiều các bạn học sinh, sinh viên quan tâm. Nhiều người cho rằng Toán là môn học khó “nhằn” nhất nhưng cũng có rất nhiều học sinh lại thấy đây là môn học dễ nhất. Thật vậy, cách học giỏi Toán đó là phải hiểu được bản chất của vấn đề chứ không phải là cố gắng nhớ nhiều như các môn Văn, Sử, Địa…

Làm thật nhiều bài tập

Các cụ xưa vẫn có câu: “Trăm hay không bằng tay quen”. Khi đến một ngôi làng lạ, chúng ta có thể bị lạc, phải mò mẫm tìm đường nhưng một đứa nhóc 10 tuổi trong làng lại có thể dẫn ta đi bất cứ ngóc ngách nào trong ngôi làng, đó là do nó đã quá quen thuộc với ngôi làng này.