Trang tra cứu Điểm thi và Số báo danh các kỳ thi Olympic quốc tế
Trang chủ » TOÁN TƯ DUY – Những bí mật ít người biết

TOÁN TƯ DUY – Những bí mật ít người biết

admin 27050

Toán tư duy là chương trình giúp phát triển não bộ và khơi dậy phần thiên tài trong mỗi trẻ. Tuy nhiên, không ít ba mẹ vẫn băn khoăn không biết chương trình này như thế nào? Liệu có thực sự “thần thánh” hay có “ảo thuật” gì khác? Bài viết sau đây sẽ giải đáp mọi băn khoăn của bạn.

Khi 7 tuổi bé sẽ làm được gì? – Say sưa với những chương trình giải trí trên tivi? Nhõng nhẽo mỗi lần bị ba mẹ “ép” vào bàn học? Chật vật làm quen với con số, toán học hay mất tập trung “học trước quên sau”?

TOÁN TƯ DUY LÀ GÌ?

Toán là một môn học vô cùng quan trọng được dạy trong nhiều cấp học từ mẫu giáo đến đại học. Môn học là sự liên hệ logic giữa các vấn đề được thể hiện qua con số, phép tính và phương trình toán học. Từ đó, giúp hình thành trí thông minh, rèn luyện được khả năng tư duy logic, độc lập đủ để giải quyết mọi vấn đề. Do đó, học tốt môn toán là cần thiết tuy nhiên không phải đứa trẻ nào cũng có tư duy toán học tốt ngay từ đầu.

Chính vì vậy, toán tư duy ra đời nhằm giúp trẻ áp dụng tư duy vào việc xử lý các phép tính, hiểu được bản chất của tư duy toán thay vì chỉ sử dụng các công thức khuôn mẫu máy móc. Những con số khô khan, phép tính chồng chéo khó nhớ, các dạng bài toán khó tính sẽ được giải quyết dễ dàng nhờ những phương pháp và đề tài học sống động. Nhờ đó, các bạn nhỏ có thể tự vận dụng khả năng tư duy não bộ độc lập mà không cần đến sự hỗ trợ của thầy cô hay cha mẹ.

TOÁN TƯ DUY CÓ PHẢI LÀ DẠY TÍNH NHẨM?  

Theo nghiên cứu khoa học, toán tư duy là hình thức tính toán xảy ra trong não người mà không cần đến bất kì công cụ hỗ trợ nào như máy tính, giấy bút,…

Chính vì thế về “hình thức” toán tư duy thường bị nhầm lẫn với cách tính nhẩm trên trường. Tuy nhiên, toán tư duy có “bản chất” hoàn toàn khác, nếu tính nhẩm trong nhà trường là một hình thức học thuộc các phép tính cơ bản thì tính tư duy là quá trình dài rèn luyện, luyện tập cách sử dụng bàn tính, từ đó ghi nhớ hình ảnh hạt bàn tính và các phép tính toán cơ bản.

Do đó, trong quá trình tính toán trong đầu học sinh không còn là số mà là sự tưởng tượng ra chiếc bàn tính ảo trong đầu để thực hiện phép tính toán bất kì với độ dài và tốc độ nhanh đáng kinh ngạc mà tính nhẩm hoàn toàn không thực hiện được.

KHI NÀO NÊN CHO TRẺ HỌC TOÁN TƯ DUY?

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp toán tư duy được áp dụng để dạy trẻ. Có thể học toán tư duy bằng hình dáng đồ vật để kích thích trí tưởng tượng, sáng tạo và tư duy logic của trẻ. Thêm vào đó có thể dạy trẻ tập đếm, tập nhận biết. Cha mẹ có thể chỉ và đọc số, vật trước rồi sau đó trẻ sẽ nhận diện, tư duy để tri nhận và nhớ kĩ… Ngoài ra, còn rất nhiều các phương pháp khác đã được các bậc phụ huynh áp dụng.

Đối với trẻ em vốn rất hiếu động, việc học bằng các bài học sinh động sẽ khiến các em tiếp nhận kiến thức dễ dàng hơn, không bị mệt mỏi như khi cố gắng nhồi nhét các công thức trong phương pháp học truyền thống.

Vì sao 4 – 14 tuổi lại là giai đoạn VÀNG để rèn luyện toán tư duy cho trẻ?

Theo các nghiên cứu khoa học thì trong giai đoạn 4 – 12 tuổi, bộ não của trẻ nhỏ phát triển được 75% não người lớn. Vì vậy, đây là phương pháp của rất nhiều trung tâm dạy học cho trẻ sử dụng giúp rèn luyện não bộ để có thể phát triển toàn diện và phát huy tối ưu nhất tiềm năng.

Nếu có sự tác động não trẻ sẽ phát triển nhanh hơn, chất lượng hơn, có tố chất nhiều hơn vì trong quá trình tác động não bộ sẽ được chăm chút mỗi ngày. Giống như quá trình tập luyện thể dục cần thực hiện đều đặn thì não bộ muốn phát triển khoẻ mạnh, tư duy nhạy bén cũng cần được luyện tập mỗi ngày đều đặn. 

4- 14 tuổi là độ tuổi vàng để bé học toán tư duy

PHƯƠNG PHÁP TOÁN TƯ DUY THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO?

Theo nhiều nhà nghiên cứu tính toán thì với những người thông thường, được “phát triển tự nhiên” thì chỉ sử dụng 5% – 10% tiềm năng của não. Vì hầu hết mọi người đều thuận tay phải nghĩa là có bán cầu não trái chiếm ưu thế do đó có sự chênh lệch về tư duy ở mỗi người khác nhau. Do đó, não phải thường ít sử dụng hơn não trái nên khiến cho sự phát triển trí tuệ của trẻ bị ảnh hưởng.

Mời bạn cùng tham khảo bảng kê khai “tài sản” mà hai bán cầu não đang sở hữu:

Như vậy, bán cầu não trái có nhiệm vụ xử lý ngôn ngữ, tư duy trừu tượng, viết, tính toán, sắp xếp, phân loại, ghi nhớ từ ngữ và tri giác thời gian. Bán cầu não phải có vai trò xử lý hình tượng tổng thể, khái niệm không gian, phân biệt hình vẽ, khả năng cảm thụ âm nhạc, khả năng bắt chước. Bán cầu não phải có cơ năng mang tính chỉnh thể, tổng hợp, sáng tạo, chủ quan trực giác, trí tưởng tượng, thái độ, tình cảm, ý chí của con người. Tuy rằng mỗi bên bán cầu não có chức năng riêng, song chúng luôn tương hỗ lẫn nhau trong quá trình hoạt động.

Phát triển cân bằng cả bán cầu não trái và não phải là một trong những nguyên tắc quan trọng để phát triển trí tuệ cho trẻ.

Theo khoa học chứng minh, trên mười đầu ngón tay tập trung rất nhiều dây thần kinh liên hệ trực tiếp tới não bộ. Vì vậy, việc tác động lên các dây thần kinh trên đầu ngón tay cũng chính là phương pháp kích thích não bộ phát triển.

Chính vì những điều kể trên, Hệ thống giáo dục nước ngoài rất ưu tiên các phương pháp này và áp dụng nó vào trong những kỳ thi Olympic Toán Quốc tế như Timo, HKIMO, WMTC, WMI v.v. Các phụ huynh mới đầu sẽ cảm thấy bỡ ngỡ hoặc khó chịu khi không theo được những kiến thức của con, cũng như là phương pháp dạy con như thế nào cho hợp lý. Nếu học ôn chỉ mang tính chất cho trẻ làm quen hoặc trải nghiệm thì tham gia các kỳ thi Olympic quốc tế là cách cọ sát thực tế thiết thực nhất, trẻ sẽ có mục tiêu rõ ràng để phấn đấu, để học tập hiệu quả hơn.